Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Nguồn gốc dòng họ Nguyễn hữu



NGUỒN GỐC DÒNG HỌ NGUYỄN HỮU

    Cụ Nguyễn hữu Vinh nguyên quán tại Hưng yên,thời đó nhà Nguyễn mới thống nhất dất nước chưa dược bao lâu .
Trước kia nước Việt nam bị phân chia làm 2 miền :Bắc-hà và Nam-hà sống biệt lập như 2 nước khác nhau .Khi Gia-long mang quân ra Bắc-hà dể diệt Tây-sơn có tuyên bố là sẽ khôi phục lại nhà Lê dể được dân chúng Bắc-hà hợp tác.Nhưng sau khi thành công,Gia long-nuốt ngay lời hưá trên và tự lập làm vua cả hai miền Nam,Bắc.Vì vậy dân chúng Bắc-hà bất phục,nhiều nơi nổi lên chống đối,với danh nghĩa khôi phục nhà Lê vì nhà Lê có công rất nhiều với dân tộc,đã đánh đuổi quân Minh ( Lê Lợi ),còn nhà Nguyễn vẫn chỉ là bày tôi cuả nhà Lê.Phong trào phục Lê kéo dài từ thời Gia-long đến thời Tự- Đức,cho đến khi quân Pháp sâm chiếm Bắc-kỳ,phong trào này mới hoàn toàn tan rã.

           Hưng-Yên là một nơi có rất nhiều dân hưởng ứng theo phe phục Lê,nên khi đê Văn-giang bị vỡ làm lụt lội Hưng-Yên,nhà Nguyễn không sốt sắng trong việc dắp lại đê,với thâm ý dể cho dân tình đói khổ ,dễ bề đàn áp.Bởi vậy đê Văn-giang bị vỡ 18 năm liền,dân chúng Hưng-yên lại càng căm thù nhà Nguyễn hơn nữa.
           Cụ Nguyễn-hữu-Vinh ở vào một làng có tinh thàn chống đối cao,có thể là một căn cứ của nhóm khởi nghĩa.Khi quân triều dình dến đánh dẹp, anh em cụ Nguyễn-hữu-Vinh mang gia quyến ,mỗi người chạy một ngả.
           Cụ Nguyễn-hữu-Vinh là con thứ 2,dẫn một người cháu gọi bằng chú ruột,xuôi theo tả ngạn sông Hồng,chạy dến làng Thượng-hộ,huyện Duyên-hà,tỉnh Thái-bình.
           Một người em cụ chạy dến làng Gia-lạp,cũng thuộc huyện Duyên- hà,cách Thương-hộ 25 km.Một người em khác chạy đến Thủy-nguyên,tỉnh Quảng-yên.Người anh cả chạy đi đâu không rõ,nhưng về sau theo lời con cháu họ Nguyễn ở Gia-lạp kể lại thì cụ đã trở về làng cũ tại Hưng-yên. Trong khi chạy trốn,mọi người tìm nơi ẩn náu an tòan nên không liên lạc với nhau.Mãi dến đời sau con cháu họ Nguyễn ở Thượng-hộ mới tìm ra con cháu ở Gia-lạp.
          Cụ Nguyễn-hũu-Vinh chạy dến ẩn náu ơ làng Thượng-hộ,nơi đây là bãi đất mới nổi ở ngòai đê,bỏ hoang cỏ sậy mọc dày.Làng thành lập chưa dược bao lâu nên dễ dung nạp những người mới đến cư ngụ.Ngoài Thượng-hộ có một nhóm người theo đạo Công gíao khi đó đang bị triều đình để ý.Người Công giáo lúc đó trông cậy vào Hoàng-tử Cảnh sẽ lên nối ngôi Gia-long,khi Cảnh chết họ đặt hy vọng vào con Cảnh.Đây là lý do ác cảm cuả Minh-mạng đối với ngừơi công giáo.
         Ă Thượng hộ cụ Nguyễn-hữu-Vinh nương náu trong xóm đạo.Cụ vì phục Lê mà chống nhà Nguyễn,người công giáo vì ủng hộ Hoàng-tử Cảnh,nên ngấm ngàm chống lại Minh-Mạng.Giáo dân Thượng-hộ chứa chấp cụ Vinh với danh nghĩa thày đồ,vì 2 bên cùng chung chí hướng chống nhà Nguyễn.Cụ vốn gốc Phật giáo,nhưng khi sống trong xóm đạo,cụ dàn tìm hiểu giáo lý Công giáo,cụ bèn xin theo đạo công giáo và trở thành giáo hữu nhiệt tình.

LỊCH SỬ LÀNG HỘI KÊ

          Taị làng Thượng-hộ,xuôi về phiá hạ lưu sông Hồng,có một bãi tiếp theo với một khu đất cuả làng Thượng-hộ và được ghi danh là Ma-kê-xứ ,có một diện tích rất rộng.Ma-kê nghiã là gì chưa ai hiểu,theo chữ nôm hay chữ hán thì Ma-kê dều không có nghĩa gì cả(1).Khu đất xứ Ma-kê này,trước đó chỉ là một xóm cuả làng Thượng-hộ,hiện nay là xứ Gia-lạc.
Khi được phép thành lập làng,các cụ đã đặt tên làng mới là làng Hội-kê.Theo sự diễn tả nôm na thì Hội có nghĩa là sự hội họp cuả 4 dòng họ :
1/ Nguyễn hữu
2/ Nguyễn đình
3/ Nguyễn huy
4/ Lương huy.
         Và Kê là khu đất cuả làng Thượng-hộ phía trên khu đất tân bồi. Nhưng sự thật bên trong chữ Hội-kê còn hàm ý rất xâu xa,chỉ con cháu dòng họ Nguyễn-hữu mới dược nhắc nhở và hiểu rõ ý nghĩa. Ngày xưa ,khi đặt tên cho một làng mới,các cụ thường có dụng ý xâu xa,ngàm nói lên được ước vọng của mình và để nhắc nhở,thúc đẩy tinh thàn con cháu sau này luôn luôn nhớ đến trách nhiệm đối với tổ tiên.
         Theo chữ nho thì chữ Hội cũng còn đọc là Cối,vậy Hội-kê cũng có nghiã là Cối-kê,người đặt tên có ý đọc là Hội-kê để che đậy thâm ý khỏi bị triều đình nghi kỵ.




ĐỊA LÝ LÀNG HỘI-KÊ

          Như dã nói ở đoạn trên,làng Hội-kê hay Cối-kê được lập lên ở khu đất mới,nơi tiếp giáp với khu Ma-kê của làng Thượng-hộ.Khu dất này nổi theo ven sông Hồng-hà ,chạy dài maĩ xuống Phú-chử ,tận cửa sông Muội-hương.Phía cuối bãi sau này được cắt ra,và một phàn thành lập thêm xã Mỹ-cơ,một phàn cho xã Phú-chử.Mãi sau này một phàn trên cũng bị cắt ra để thành lập xã Phú-hậu.
         Khu đất này cũng nằm ngay trên quãng sông được mệnh danh là "Ngã ba Tuần-vường",đó là chỗ tiếp giáp giữa sông Hồng và sông Hòang giang (2).
        Sông Hoàng bắt nguồn từ rặng núi đá vôi chạy tới Phủ-lý qua Cầu-không đổ vào sông Hồng-hà.Quãng sông từ Phủ-lý đến Tuần-vường là sông Hoàng-giang,nên một làng tại ngã ba lấy tên là Đại-hoàng.Nước sông Hoàng-giang chẩy chĩa ngang vào sông Hồng nên tại ngã ba có rất nhiều sóng dữ và xoáy nước rất nguy hiểm cho tàu bè qua lại. Phương ngôn có câu " Tránh con sóng cả,ngã cơn Tuần-vường ", và"Trăm cưả bể phải nể bến Tuần-vường"thì đủ biết sóng Tuần-vường đáng sợ chừng nào.Thừơng những buổi chiều mùa hạ lộng gió,mặt sông nổi lên những đợt sóng trắng xóa xô đuổi nhau nên dân chúng gọi là sóng bạc đầu hay sóng thần.Hai bên bờ sông có đền thờ vua Thủy-tề cho các thuyền bè qua lại có chỗ cúng vái cầu bình an khi qua khúc sông này.

DIỄN TIẾN DÒNG HỌ NGUYỄN

Làng Cối-kê hay Hội-kê thành lập chưa được bao lâu thì những biến cố đau thương dồn dập đến.
Cuối đời Minh-Mạng (1838-1842)sang đầu đời Tự-đức (1848).lệnh cấm đạo dược triệt để thi hành.Cũng vào thời kỳ đó,ông Trịnh-quang- Khanh ( tức Thượng Giáng ),tổng đốc Nam-định,nguyên quán tại phủ Tiên-hưng,được cử làm khâm sai thi hành lệnh cấm đạo,đã hạ lệnh bắt cụ Vinh và 10 người nưã ở Thượng-hộ.
    Sau khi bị bắt và dẫn giải về làng Thái-đường,Hưng Yên,các cụ bị bắt buộc phải "quá khóa",tức là bước qua Thập tự giá,ai không tuân đều bị cực hình và bị xử trảm.Cụ Nguyễn-hữu-Vinh và 10 cụ nưã ở Thương-hộ dều bị xử tử đạo.Như vậy cụ Vinh bị bắt hoặc vào cuối đời Minh Mạng (1838),Hoặc vào đầu Tự-Đức(1848).
    Lúc cụ Vinh bị bắt,con cụ là Nguyễn-hữu-Đòai và 4 người em gái đều còn ít tuổi (các bà Nguyễn-văn-Kiên,Nguyễn-đình-Huyến,Lê-khắc-Đôn và Nguyễn-thị-Quy),riêng cụ Đòai chỉ mới 16 tuổi nên chỉ nhớ được thân phụ mình bị bắt vào ngày đông chí (không nhớ rõ năm) và bị xử đạo).Con cháu sau này chỉ còn biết lấy ngày đông chí làm ngày giỗ tổ. Cụ Nguyễn-hữu-Đòai còn ít tuổi nên bị các cánh nhà Nguyễn- đình,Nguyễn-huy chèn ép dến nỗi cụ phải bỏ làng Hội-kê sang tá túc làng Phú-cốc,tại nhà ông Bá Giản.
    Sau đó một thời gian,nhờ sự giúp đỡ cuả vị quan dinh điền,cụ Đoài được trở về làng Hội-kê.Với ý chí bền vững cần kiệm cụ khôi phục lại sư nghiệp, được suy cử làm lý trưởng và được thưởng hàm Cửu phẩm Bá-hộ,và cũng từ đó dân chúng trong làng xưng cụ là cụ Bá Đòai. Cụ Nguyễn- hữu- Đoài lập gia đình rất muộn,mãi đến khi ngòai 40 tuổi cụ mới kết hôn với cụ Nguyễn-thị-Đơn,nguyên quán làng Gia-lạc. Gia-lạc trước kia cũng là một xóm của làng Thượng-hộ,sau này cụ Quản Hạnh,tổ phụ dòng họ Bùi xin tách ra và lập thành làng,sau đó thành xứ Gia-lạc theo Gia-tô giáo.Cụ Bá Đoài sinh hạ được 9 người con:6 trai,3 gái.Sáu người con trai đều được theo học thành đạt,và đều là những người con rất có ý chí,trung thành với truyền thống bất khuất của tổ tiên ( xem hệ phả 2.1 ).
    Cụ Nguyễn-hữu-Hân (1867),trưởng nam đã hợp tác với ông Kỳ-Đồng Nguyễn-văn-Cầm trong việc đánh thành Nam-định.
    Cụ Nguyễn-hữu-Hiên gia nhập phong trào Cần-vương.
Cụ Nguyễn-hữu-Quý mưu đồ chống Pháp với ông giáo học Nguyễn-văn-Trung (ông Trung dựa vào sư giúp đỡ cuả người Đức,mang quân đánh đồn Tà-lùng ở biên giới Việt Hoa nhưng bị thất bại ).
    Cụ Nguyễn-hữu-Lục sang Trung-Hoa,theo Nguyễn-hải-Thần để cùng mưu đồ phục quốc với cụ Phan-bội-Châu,bị bội phản nên bị bắt cùng một số đồng chí ,bị giam giữ một thời gian khá lâu.Sau khi được tha cụ bị Pháp theo dõi và bị quản thúc tại làng.
    Ngành Nguyễn-hữu ở Gia-lạp cũng lập nên sư nghiệp,hiện nay vẫn còn.
Khi chạy về Thượng-hộ ,cụ Nguyễn-hữu-Vinh có đem theo một người cháu gọi cụ bằng chú ruột,ông này thuộc ngành trưởng (Nguyễn-hữu-Thố) (xem chính phả 1.1).
    Người cháu này vẫn giữ nguyên tôn giáo cũ là Phật giáo,đó là thân phụ ông Xã Chẩm ( 1.1.1 chính phả ).Cháu đích tôn của Ông Chẩm là Nguyễn-hữu-Thảo,hiện vẫn còn ở Hội-kê,vẫn được tôn là đứng đàu ngành trong toàn tôc ( Xem chính Phả 1.1.1.1.1 ).
    Hai người cháu nữa là Nguyễn-hữu-Nhàn và Nguyễn-hữu-Rinh ( xem B.1 và B.2 phụ phả B )gọi cụ Vinh bằng bác,sau tìm đến cùng gia nhập làng Hội-kê khi mới thành lập.
    Riêng ông Nguyễn-hữu-Rinh đựơc cụ Nguyễn-hữu-Vinh nhận làm con nuôi.
Cụ Nguyễn-hữu-Đòai nhận 2 người con nuôi là ông Nguyễn-hữu-Tri và ông Nguyễn-hữu-Dụng ( xem chính phả 2.1.10 và 2.1.11 ).

KếT LUậN

Tộc phả này ghi tới đây là ngành thứ 6,tức là cháu lục đại của cụ tổ Nguyễn hữu Vinh .
-Trưởng tộc ngũ đại là Nguyễn-hữu-Thảo
( chính phả 1.1.1.1.1)
-Trưởng tộc lục đại là Nguyễn-hữu-Thường con ông Thảo. (chính phả 1.1.1.1.1.1)
+Riêng ngành thứ 2 tức là ngành cụ Nguyễn-hữu-Đoài thì: -Trưởng ngành là Nguyễn-hữu-Bàng(chính phả 2.1.2.2.2.2 )vì :
2.1.1 là con gái
2.1.2.1 là con gái
2.1.2.2.1 là con gái
2.1.2.2.2.1 là con gái
Theo thời gian kể từ khi cụ Nguyễn-hữu-Vinh đến trú ngụ tại Thượng-hộ ,sau đó thành lập làng Hội-kê đến nay ( 1964 ) là khoảng 150 năm.

Ghi chú.
(1) Cối-kê là nơi Việt vương Câu Tiễn bị quân nước Ngô đánh bại phải chạy về đó.Câu Tiễn thế cùng lực kiệt phải đàu hàng nhà Ngô,và hai vợ chồng Câu Tiễn bị bắt giam lỏng tại nước Ngô.Câu Tiễn nuôi chí phục thù,chịu đựng cực khổ nằm gai nếm mật,tiêu diệt nước Ngô. Hai câu thơ sau đây nói lên người Việt nam theo gương Câu Tiễn nuôi chí phục thù đánh quân Tàu xâm lược:
Cối kê cựu sự quân tu ký
Hoan,Aí do tồn thập vạn binh.
Nghĩa là :Bạn hãy nhớ lại truyện ải Cối-kê.
Tại 2 châu Hoan,Aí (vùng Thanh,Nghệ ) hãy còn 10 vạn binh.
(2)Theo truyền thuyết,thánh địa lý Tả-Ao chỉ cho biết tại lưu vực hạ lưu sông Hoàng có kiểu đất rất quý ,huyệt phát dế vương,quý nhất nước Việt nam.Kiểu đất này là "Đàu đội núi Đọi,chân dọi Tuần Vường".Có người tin rằng huyệt quý ở dưới lòng sông Hoàng,tại Cầu Không,khoảng giữa núi Đọi với Tuần-Vường.Người ta cũng tin rằng ở chỗ cách cửa sông Hoàng-Giang vài ba cây số có đất Tức-Mạc là nơi phát tích cuả nhà Trần.
Sau này người Pháp lấp cửa sông Hoàng-Giang là vì muốn cho tàu bè đi lại được yên ổn,hoặc là để chặn long mạch,điều này không ai dám chắc.Chỗ cưả sông bị lấp gọi là Tác-giang.
Từ khi không còn ngã ba sông thì phía tả ngạn sông Hồng phù sa đọng lại khu bãi bồi Hội-kê,bãi này càng nới rộng và dài thêm ra,đem lại cho địa phương nguồn lợi dồi dào.
Ngày nay dân chúng trong vùng phải qua Nam-định,dều phải qua Tác-giang,sang đò ngang tại bến Hội-kê.

4 nhận xét:

  1. Chào Adm, mình là người xã Đại Đồng huyện Thạch Thất, TP Hà Nội. Họ mình là Nguyễn Hữu nhưng vì chiến tranh nên bản Gia phả chữ Hán bị Mất chỉ còn đoạn về sau được dịch ra chữ Quốc Ngữ. Mình muốn ai biết thông tin về chi họ Nguyễn Hữu ở Hà Tây mình thì liên hệ với mình theo địa chỉ mail này hoặc sdt 0935511388

    Trả lờiXóa
  2. Chào mọi người mình ở đông hưng Thái Bình cũng họ nguyễn Hữu gia phả thì chỉ ghi đc mấy đời ko biết có liên hệ gì với họ của các bạn ko. Hy vọng có thể tìm hiểu thêm chút ít về họ của mình.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi là cháu thế hệ thứ 5 của Nguyễn Hữu Thắng,con Quân He Nguyễn Hữu Cầu. Thủ lãnh của " Phong trào nông dân chống Chúa Trịnh" ở đàng ngoài vào hậu bán thế kỷ 18. Muốn tìm hiểu về nguồn gốc Tổ tiên,rất mong được giúp đõ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi Nguyễn Hữu Phong. Ông bà gần nhất ở thôn Gia Đạo, Xã Nghĩa Dũng, Hưng Hà, Thái Bình.
      Email: huuphongnh@gmail.com

      Xóa

Ý kiến phản hồi : Trong ô "Chọn hồ sơ" , xin chọn "Ẩn danh"nếu có gmail thì chọn "Google"