Tiêủ sử cụ Nguyễn Hữu Hiên


        Cụ NGUYỄN HỮU HIÊN là con thứ hai của cụ tổ Nguyễn-Hữu Đoài, cụ là một trong hai người con của cụ tổ không có con ngoại hôn, cụ không rượu chè, nhưng thời còn thanh niên cụ có cờ bạc, khi lập gia-đình, thi tuyệt nhiên không chơi nữa mà còn diệt cờ bạc, trong tứ đổ tường thì cụ phạm một điều là "yên" vì lý do mắc bịnh phong thấp. Còn trong cuộc sống của cụ thật hoàn toàn và đạo đức.
    Cụ lấy vợ người họ Trần, bên nhà vợ cảm ơn sự bỏ những tục lệ ngặt nghèo để họ Trần được nhập cư dễ dàng nên họ Trần vận động triều đình tặng cụ Bát phẩm, tương đương với một Tri-Châu, viện cớ rằng cụ xây dựng trường học và bỏ tiền ra trồng nhãn, vải trên những đường lớn trong làng để có lợi tức  tu xửa trường học và đóng thêm bàn ghế. Do đó người ta mới gọi cụ là "Cụ Bát".
    Sau vụ thất bại của Hoàng-Hoa-Thám vì bị nội phản nên cụ không tin vào ai. Cụ tranh đấu theo đường lối khác, cụ tạo ra uy tín dập theo lối sống của tù trưởng miền Thượng du, và cai trị dân trong vùng ảnh hưởng của mình theo thuyết "Nhân Trị" lấy đức và tài để uốn nắn họ. Người Pháp không có cớ gì để làm khó cụ mà cũng không muốn có chiến tranh nên bắt đầu o-bế cụ. Do đó ảnh hưởng của cụ càng ngày càng lớn. Vùng cụ không phải đóng thuế điền, người dân chỉ đóng thuế Sưu để có thẻ như một giấy thông hành để di chuyển trong Bắc kỳ.
    Người dân vùng cụ trông nom, họ sống rất hiền hòa, không trộm cắp, không cãi nhau, đánh nhau, bởi vậy không ai muốn làm hương chúc vì không kiếm chác được của dân, cho nên có người quyền Lý-Trưởng đến mấy chục năm. Những người ở các tỉnh lân cận nhiều khi kiện nhau họ thưa nơi cụ, cụ cho mời cả 2 bên nguyên, bị đến, giảng giải cho biết phải trái, bảo họ xin lỗi nhau và làm hoà với nhau, họ rất thỏa mãn với lối xử của cụ, họ không mất tiền nộp đơn và án phí mà lại được xử công bằng, nên cả 2 bên đều mang lễ tạ.     Những án  xử tại tòa án quốc gia ,nếu cụ thấy bên bị, bị oan là cụ can thiệp liền, nhiều vụ án đại hình bị dẹp bỏ vì áp lực của cụ.
    Để được lòng cụ nên Công-Sứ Thái-Bình lấy quỹ của tỉnh để đắp đê cho khu của cụ, sau  người Công-Sứ (Tỉnh-Trưởng người Pháp) bị kiện vì dùng quỹ của một tỉnh để đắp đê riêng cho một gia-đình nên phải về  quốc  hội Paris để điều trần.
    Vavasseur (Tên người Tỉnh-Trưởng) Trình bầy rằng: ngày xưa dẹp Cầu-Vồng Yên-Thế rất tổn phí về tiền và nhân mạng. Hoàng-Hoa-Thám dùng chiến tranh hỏa lực, thế lục không lớn và còn có chân tay phản bội, thế lục gia-đình này lớn hơn, họ được lòng người, chỉ một lời nói của họ là dân bất hợp tác với mình, có mua chuộc được số người phản bội họ cũng chẳng ảnh hưởng gì tới họ, nước Pháp vẫn không triệt được họ vì họ không tích cực chống Pháp mà chỉ không hợp tác. Nếu mua chuộc phải có bổng lộc cho hàng chục ngàn người đang sùng kính họ bây giờ và, sẽ có nhiều người vì ham sự mua chuộc của ta mà con số sẽ lên hàng trăm nghìn và có thể lên hàng triệu, nếu ta không thỏa mãn được những người ấy thi họ sẽ đi ngược chiều với ta, như vậy ta đã vô tình làm cho gia-đình kia thêm chân tay. Giá họ ồn ào vụng về như Việt Nam Quốc Dân Đảng thì dễ.  Đằng này họ không lập đảng, không có khuôn mẫu đoàn thể, không có danh sách không có điều lệ, rất vô hình và trừu tượng không thể phá được. Quốc-Hội Pháp cho là phải nên Vavasseur không bị khiển trách mà được thăng làm Phó Thống-Sứ. Sau vụ đó Chính phủ Pháp lệnh cho Nha Khuyến nông chọn hom dâu tốt để biếu ( Dâu nuôi tằm, hom giống nầy Chính-Phủ Pháp gửi mua từ Trung-Hoa về ), bắt phủ Thư-Trì cất giữ các hom dâu ấy để trao lại cho mình. ( Chú Quyến và tôi đến Thư-Trì lấy hom dâu ấy, phủ Thư-Trì cũng có vẻ bục bội nên nói với chú Quyến và tôi: Tôi tưởng hom dâu này là cho cả tỉnh Thái-Bình hay ít ra Thư-Trì phải nhận lãnh và canh gác thì cũng có phần, nay lại để dành riêng cho một nhà. Tôi trả lời: Điều đó nên hỏi Janin (Thanh tra khuyến nông), ông Phủ đọc giấy đây thì biết toàn số hom dâu này là của tôi ).
    Sau vụ hom dâu, Chính phủ Pháp cho mấy kỷ sư canh nông và tham sự canh nông về ở thường trực để trông nom săn sóc ruộng đất cho cụ, những nhân công làm ruộng do chính phủ trả công, hoa mầu cụ thu cả nếu khá hơn những ruộng bên cạnh thì cụ lấy hết; nếu kém hơn, chính phủ phải thường cho bằng đủ ngang với những khu lân cận.
Sau này người Pháp cũng lập tại các tỉnh khác những thí điểm nhưng giao cho các nhân-sĩ của các tỉnh nhưng chỉ có các trưởng ty canh nông (Ngạch tham sự hay cán sự) dưới quyền ông Nguyẽn công Tiễu đến chỉ cách trồng tỉa mà không phải kỹ sư, thường 3 tháng thăm thí điểm 1 lần khỏang 1 giờ.  Các nhân sĩ được chọn phải bỏ tiền ra mướn nhân công, làm được bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, nếu có kết quả tốt thì Ô. Tiễu hứa với nhân sĩ có thí điểm ấy là sẽ mời Ô. Hoàng Trọng Phu đến thăm thí điểm, ban lời khen thưởng và cấp Bằng Tưởng Lục (Citation), dân chúng lại vất vả cờ lọng đón rước cái vinh dự ấy (Hoàng Trọng Phu là con Hoàng Cao Khải sau được phong làm Phó Vương).
    Thống-Sứ chưa đến thăm cụ bao giờ, nhưng phó Thống-Sứ, Thanh-Tra Khuyến nông, Công-Sú và các công chức khác thường đến thăm luôn.  Muốn đến thăm cụ đều phải xin phép trước, Cả Pháp lẫn Việt, dù chức tước lớn mấy đi nữa cũng không bao giờ được đón rước. Cụ Không lấy làm hãnh diện có những nhân vật lớn đến thăm, nên khách đến không ai biết và khách đi cũng không ai hay. Đến nhà cụ, khách phải chờ ngoài phòng đợi, khi cụ cho mời mới được vào và khách phải bước nhón gót và đi thật êm nhẹ. Cụ bị phong thấp nên không bước chân xuống đất, mỗi khi có khách đến thì người hầu cụ, lấy áo dài mặc cho cụ, để sẵn cho cụ một cái khăn xếp trên xập. rồi cụ lại nằm xuống. khi khách đến gần xập, cụ mới ngồi dậy bắt tay và mời khách ngồi. Ghế của khách ngồi thấp hơn xập, tay ghế mới bằng mặt xập. Khách ngang hàng với Thượng-Thư mới được mời ngồi, còn thấp hơn hàng Thượng-Thư đều phải đứng hầu chuyện cụ như hàng con cháu. Chỉ có anh em cụ mới được ngồi trên xập của cụ và một người cháu Đích-Tôn cùng người tiêm thuốc phiện nữa thôi. còn tuyệt nhiên không có ai. Đến phòng cụ không ai giám ngồi và cụ cũng không bảo ai ngồi, trừ người con thứ hai của cụ làm Giám-Đốc Hoả-Xa Việt-Điền, người con út làm Phó Toàn Quyền ở New Hebride vì ở xa về,  cụ nói chuyện lâu nên mới cho phép ngồì.   Một đôi khi cụ muốn nói truyện lâu với khách thì cụ gọi người lấy ghế mời khách ngồi.  Người hầu cụ sẽ  đem cho khách một ghế dựa (loại ghế chỉ có tựa lưng mà không có tay)  đặt hơi xa một chút và mời khách.
    Cụ bị phong thấp nên không rời khỏi sập trừ khi đi ngủ và khi đón các vị thượng khách như cụ Huyện Hân (anh cả của cụ), những thân gia,  những bạn thân có tư-cách đạo đức thì cụ mới ra tận cửa để  đón.   Cụ có một bạn thân là cụ cử Thi người Hành-Thiện,  Trung quanh cụ, những khoa bảng cũng nhiều nhưng cụ không chịu chơi với ai nhất là mấy ông Nghè bạn cờ bạc, bạn trai gái của vua Khải-Định, cụ cho là thiếu tư cách không thể  chọn làm bạn bè được.   Thượng khách không phải là người có phẩm tước cao,   cho dù phẩm tước cao thế nào cũng phải xin phép trước kể cả Thống-Sứ, Thống-Đốc và Khâm-Sứ người Pháp. và vẫn phải chờ ở phòng đợi như người dân  vậy.
    Các em cụ đến thăm cụ thì được con hay cháu đón vào  mà không phải chờ,  còn bất cứ ai, dù là các vị có phẩm tước lớn của triều đình Việt-Nam hay địa vị và phẩm tước lớn của quốc gia họ, cũng vẫn phải chờ cụ cho mời mới được vào.  Nhửng người Pháp, Nhật họ rất  giữ lễ ngồi chờ rất khiêm tốn và khi vào phòng cụ cũng nhón gót và bước rón rén êm nhẹ.
    Một hôm có người nhật đến thăm. Họ cũng phải chờ đợi ngoài phòng, họ thấy  bức hoành phi tại phòng đợi có chữ: "Thượng Đế Tích Linh".  Khách viết vào mảnh giấy mấy chữ: " Ông như Hoàng Đế ".  Người thông ngôn thấy vậy nên nói với cụ: Người Nhật coi cụ như ông vua tại nơi này.  Cụ bảo người thông ngôn:  Ông không hiểu họ. Đây là họ mượn ý của bức hoành mà người ta chúc thọ tôi, nay khách cũng chúc thọ tôi để thay cho lời chào.  Ông nói với khách:  Tôi cảm ơn lời chúc thọ của ông ta, (Thượng Đế Tích linh là Trời cho thêm tuổi.  Ngày xưa có vị hoàng đế Trung-Hoa được trời cho thêm tuổi, người khách Nhật này học rộng nên biết điển tích ấy nên chúc cụ cũng được trời cho thêm tuổi như vị hoàng đế kia, mà người khách không phải dùng lại mấy chữ: Thượng Đế Tích Linh.  Nhưng có một vài người cháu cụ có tính hiếu danh cũng nghĩ như người thông ngôn).
    Cụ không bao giờ la mắng ai.  Mỗi khi có kẻ lầm lỗi, cụ cho gọi đến và nói điều phải trái cho nghe chứ không trách mắng.  Đáng phạt thì phạt  cho nhớ, không cần phạt thì tha cho về.
    Có những tướng cướp như Thủy Nguyên, khi có nạn nhân đến thưa với cụ, cụ cho gọi quân Thuỷ Nguyên đến hỏi, nó xin nhận có đi cướp.  Cụ bắt đem trả lại khổ chủ đầy đủ và ngay lúc ấy họ chịu phạt mỗi tên cướp 10 roi (cụ có chiếc bâton lúc nào cũng để bên sập  dùng để chống khi đi lại)
    Các con cháu lấy làm lạ, cụ lẻo khẻo như vậy,  có một mình trong phòng mà bọn cướp thì đông nếu họ chống lại cụ thì chỉ một đấm là cụ té nhào.  Nhưng không, chúng đều nằn yên một cách ngoan ngoãn chịu phạt.  Khi đánh xong cụ cho phép đứng lên mới được đứng.  Trước khi ra về họ đều lậy như bái thần.  Sau khi đã trả hết nhửng thứ cướp được.  Bọn cướp đem đến  một con cá lớn.   Còn người bị cướp thì đem châu  báu đến  lễ tạ cụ, nhưng cụ không nhận.  Cụ chỉ nhận cá của bọn Thuỷ-Nguyên thôi.    
    Cụ rất điềm đạm và khiêm tốn,  nói năng nhỏ nhẹ , nhưng trong giọng nói đầy thành kính và cả quyết. 
    Cụ rào đón rất kỹ trước khi nói.  Một hôm cụ nói với người cháu đích tôn:
    - Cháu có thấy ông thương thằng Vill (người cháu này sinh tại Port Villa khi cha hắn làm Phó toàn quyền  ở đấy) lắm không?  -Nó là cháu cuối mùa mà ông còn yêu như vậy, còn cháu là cháu đầu mùa thì ông yêu cháu như thế nào?  -Cháu có yêu ông thật không?  -Thế mà ông xin cháu một điều mà cháu không cho!  - Điều này không thiệt hại gì cho cháu cả nhưng có lợi cho ông.  -Cháu có muốn ông sống lâu không?  -Ông xin cháu lấy vợ đi (người cháu này chỉ thích đón nhận những trẻ kém may mắn về nuôi mà không muốn lấy vợ) cháu lấy vợ, ông sẽ có thêm cháu dâu đầu mùa, nhà sẽ vui hơn, do sự vui ấy ông sẽ sống lâu hơn,  ông còn được vui nũa khi có chắt đầu mùa.  -Cháu là người kế vị của ông, ông không thể không biết chắc chắn mặt người bạn đời của người kế vị mình.  -Có người nói ở Phương-Xá có một gia-đình đạo đức, ông ta cũng làm Đốc Phủ Sứ như bố cháu, nhà ấy có con gái khá đẹp vậy cháu đến nom mắt xem có thể làm cháu dâu ông được không?       --- Thế rồi ông Đốc Phủ Sư Gia-Lạc làm thân gia với ông Chánh Trương Phương Xá như ý cụ, trong vòng 1 tháng từ khi nom mắt tới khi cưới. ( Cháu cụ ưa người cháu cụ Tổng Đốc Lê Nhiếp (Nam-Định) hay cháu bà Hai Vỡi (Ninh Bình) cả 3 người này đều tên là Phúc và Cô Bùi Bộ Châu, Cháu cụ Thượng Thư Bùi Bằng Đoàn nhiều hơn vì đẹp hơn).
    Có một lần người con dâu lớn của cụ vì ăn  dở (thèm trái chua khi có thai)  khi đi coi người làm mới mua trái vải và ngồi trên cây nhãn vừa coi người làm vừa ăn.     Có một bà già trông thấy mới nói đùa  rằng:  " Mợ cả ăn vải của cụ,  Tôi về tôi trình cụ. "  (Thấy nàng dâu lớn của cụ còn quá trẻ thích leo trèo nên nói đùa vậy.)
    Khi về nhà người làm cũng trêu chọc vậy, và người hầu cụ học lại với cụ.
    Cụ cho gọi mợ cả đến bảo:  " Hôm nay con đi coi người làm, con đã mua vải và trèo lên cây nhãn vừa coi người làm vừa ăn, có một người dân trông thấy mới nói đùa rằng sẽ mách thầy, rồi người làm nhà ta cũng trêu chọc con vậy.  Nhân tiện việc này, thầy muốn tỏ ra lệnh của thầy rất nghiêm, ngay đến con cũng không được miễn trừ.  Đó là dịp tốt cho thầy thi hành kỷ luật để  làm gương cho dân, kỷ luật được áp dụng từ trong nhà mình.  Con đừng buồn về chuyện tình ngay, lý gian.
    Thế là cụ sai giết bò, mổ heo để xin lỗi dân.
    Có nhưng lần cháy nhà, dân chúng đến chữa cháy hằng mấy trăm người, khi dẹp lửa xong,  cụ đứng vịn lan can mà nói:  " Xin các anh em giữ im lặng, tôi muốn thưa chuyện với tất cả anh em.  Tôi chân thành cảm ơn các anh em đã đến đông đảo để chữa cháy dùm tôi.  Các anh em đừng buồn cho tôi,  đây là dịp Thượng-Đế muốn nói cùng chúng ta rằng:  tôi đươc dân thương yêu nên mới đến chữa cháy đông như thế này".  Đồ đạc khuân từ trong nhà ra nơi an toàn, không bị mất mát hoặc hư bể một thứ nào, nhà cháy được xếp thứ nào vào thứ đó,  ngày mai thợ chỉ đến lắp lại.  Đồ đạc trong những nơi không bị cháy được xếp vào vị trí cũ,  đồ đạc của khu nhà cháy được thu gọn vào những gian trống.  Được anh em săn sóc như vậy là hồng phúc gia-đình tôi còn lớn.  Thượng-Đế tạo ra sự cháy nhà là muốn chúng ta nhận xét thấy và kiểm điểm lại.    Tôi thành thật cảm ơn tất cả!  Xin anh em về nghỉ vì giờ đã khuya rồi, mai còn phải đi làm.
    Lúc nào cụ cũng nói khiêm tốn như vậy.  Là người nhiều quyền lực mà cụ xin đám đông giữ im lặng để cụ thưa chuyện.
    Làm nông, có những tháng giáp hạt, một vài người bị thiếu ăn, thường phải mượn công non, nên những nhà dư tiền hay lợi dụng cái đói của kẻ nghèo để mua công non, đáng lẽ ngày công 0$50 thì cho 0$30 thôi,  3$00 là 10 ngày làm, sau đến vụ làm là phải làm đủ 10 ngày không được trả bù.  Cụ cũng bảo các tôi tớ trong nhà cũng mua công non với giá như vậy nhưng đến vụ làm mà công lên 0$60 thì cụ ra lệnh trả bù cho 0$30 nữa, nếu vụ làm mà công lên 0$70 thì trả bù 0$40 cho bằng thời gía chứ không như các nhà giầu khác, nên người dân qúy cụ, khi đến vụ thu hoạch, cụ không phải mượn người thu hoạch, họ đến thu hoạch cho cụ mà không lãnh công.  Thường có một bô lão đến trình cụ:  Thưa cụ cánh đồng này, cánh đồng nọ đã thu hoạch được v.v.  Cụ bảo:  Anh em xem ngày nào tiện thì  làm.  Tìm cho mấy người khoẻ mạnh đến đây trước 1 ngày cho người ta mổ lợn (mổ heo  làm giò chả), giết bò. tìm mấy người đàn bà sạch sẽ nhanh nhẹn đến xoạn mâm nồi, bát dĩa và làm bếp.  Dân đối tốt với tôi lẽ nào xử xấu với họ, hôm ấy cho vợ con họ ăn uống xứng dáng với công lao của chồng họ.  Gia-dình nào không đến được thi họ phải có phần thịt đem về cho vợ con cha mẹ họ.  Những gia đìinh nào không làm ở đây cũng nên đến ăn, tôi coi vụ thu hoạch là ngày hội của dân ở đây.
    Vụ thu hoạch kéo dài, phơi phóng, vào kho vựa mới song.
    3 ngày tết, nhà cụ cũng là nơi mở hội, những con hát trong vùng lân cận như ‚-đào, phường chèo đến chúc thọ cụ thi họ cũng hát mở hàng đầu năm. ban ngày thì hát ‚-đào thường là 5 phòng, đến 9 giờ tối thì hát chèo cổ ngoài sân cho dân chúng coi, cứ như vậy từ mồng một đến mồng ba tết, tục lệ này đến khi thế chiến 2 vào lúc sôi động nhất thi bỏ.
    Năm 1945 khi Việt-Minh nắm chính quyền họ có nói:  " Tam-Tỉnh là một tiểu quốc không có dân chủ vì từ xưa tới nay quyền hành trong tay một giòng họ cứ truyền nối nhau và lấy Quần Hiền làm thủ đô.  "  Người Tam Tỉnh trả lời:  " Các ông ở xa mới đến đây không rõ đấy thôi.  Tam Tỉnh là tên mới đặt do cụ Đốc Nguyễn-Hữu Quý, nó không đơn thuần là hòn đảo nằm giữa 3 tỉnh mà nó là ước muốn của những người lãnh đạo dân trên hòn đảo này là: người hãy tự xét mình 3 lần  trong ngày để tự tu xửa (Ngô nhật,  tam tỉnh ngô thân -Ngày ta, ta xét mình ta 3 lần, khẳng định ngày nào ta con sống là ngày của ta, ta phải xét mình 3 lần; Sáng sớm, trưa và tối.  Không phãi là: Nhất nhật tam tỉnh ngô thân -một ngày ta xét mình 3 lần nó vu vơ quá, có thê hôm nay xét mình 3 lân nhưng ngày mai không ) Tên ấy có từ khi 6 xã trên đảo sát nhập làm một, xã Hội cũ vân là đầu não lãnh đạo đảo này được đổi tên là Quần Hiền với ý là nơi tụ họp của kẻ hiền (Union des sages)  những kẻ sắp thành thánh.  Chúng tôi có hương-ước như một  hién-pháp tân tiến nhất thế-giới vì do hiến-pháp của Pháp và Hoa-Kỳ đúc kết lại.
    (Tam-Tỉnh ở ngã-ba Tuần-Vường, đây là nơi lắm sóng gió vì là cửa sông Hà-Nam chẩy đâm ngang vào sông Hồng với góc độ 80, sau người Pháp thấy nguy hiểm vì Pháp có nhiều tầu bị đắm tại đấy, nên mới bỏ đá chặn của sông Hà-Nam nên chỗ ấy mới gọi là Tắc-Giang,  Nhiều người nhầm cửa Tuần-Vường với cửa Luộc, vì cửa Luộc là ngã ba chia bớt cường thủy của sông Hồng, nó bắt đầu từ làng Tranh nên còn có tên lâ ngã ba Tranh.  Ngày xưa quân Chiêm vào nước ta trong thời nhà Trần bằng đường thủy này, và vua Chiêm cũng chết nơi đay.  Người Pháp dặt tên nơi này là "Canal de bambou" vì trên bờ sông Hải-Dương trồng toàn tre.  Sau này khi Lã-qúy Chấn lập giao thông thuỷ-lộ thì dân chúng lại gọi nơi đó là Ngã-ba Phú-Hiếu).
    Người Pháp coi nơi này như một tiểu quốc gia tự trị như quốc gia Vatican trên đất ž.  Tất cả những người lãnh đạo sống nơi đây tranh đấu cho toàn dân Việt chứ không thu hẹp trong đất Tam-Tỉnh,  Người Pháp cố ý bao vây chúng tôi nên coi đây như một tiểu quốc  được ưu đãi để ly gián dân mình, để tư tưởng nơi đây không lan rộng ra ngoài .  Sau vụ Vavasseur điều trần, người Pháp bắt đầu o bế họ Đinh nên mới gọi mấy cô em của Đinh Công Huy,  Đinh Công Niêt là Les princesses du Cời, sau này cũng gọi con gái Đèo Văn Long là Princesse Đèo. Người Pháp muốn họ Đinh và họ Đèo hiểu lầm rằng dân tộc họ được tự trị,  cốt để họ trung thành với Pháp, đừng nghe người ta súi dục.  Nhưng mánh khoé ấy không mê hoặc ở đây được.  Người Pháp phải coi người Việt ngang hàng.  Vì vậy Pháp thiếu gì người sao phải chọn người ở đây làm hiệu trưởng trường Pháp như ông Nguyễn-Hữu Hồng,  làm toàn quyền như ông Nguyễn-Hữu Viên mà những người này không bao giờ chịu vào dân Pháp.  Nay nước nhà đã độc lập thì thôi không phải đấu tranh nữa.  Nhưng các ông vẫn phải học người Pháp để cầm chân họ Đinh, họ Đèo và họ Nguyễn-Phước.
    (Sau Việt-Minh cũng làm như Pháp, mua chuộc Dinh-Công Huy, Dinh-Công Niết, không giám đụng chạm tới họ khi cải cách ruông đất. Khi người Pháp trở lại Đông-Dương phong cho Đinh-Công Tuân làm  Chủ-tịch các nước Mường tự trị. Và ca tụng Đèo-Văn Long, nịnh Princesse Đèo đẹp.  Duy có anh em, con, cháu cụ Nguyễn-Hữu Hiên không chịu để người Pháp mua chuộc.  Người Pháp dùng Nguyễn Trung Trực làm môi giới gặp cháu đích tôn của cụ và hứa dành cho giòng họ này mấy ghế tỉnh trưởng Vĩnh Phúc-Yên, Nam-Định hay bất cứ tỉnh nào.  Thủ-hiên Nguyễn-Hữu Tri mời, rôi Thủ-hiến Đăng-Hữu Tri cũng mời nhưng không ai nhận.  Ông Thiều có đến Đặng-Hưu Trí 1 lần yêu câù hủy bỏ lệnh truy-tố Trưởng-Ty Ngân khố  tỉnh Bùi-Chu. Vì sự thật là do tỉnh trưởng Bùi Chu mượn tiền mà không viết lệnh xuất ngân.)
    Cụ không bằng lòng những con chắu cụ ỷ quyền thế ăn hiếp kẻ yếu.  Cụ nói: "Chỉ những kẻ không có khả năng chinh phục lòng người mới ăn hiếp người, chỉ nhũng kẻ không có thực quyền mới dựa quyền.  Vì thần nên phải nể cây đa.  Chỉ những người thiếu đạo đức và còn man rợ mới dương danh bằng lối đó và lấy đó làm hãnh diện".  Cụ đơn cử:  Xã Lềnh xấc láo, bất cứ ai, hắn cũng gọi bằng anh, duy có 3 người là hắn thưa bẩm bằng cụ là: cụ, em thứ 3 và em thứ 4 của cụ vì các vị này không bao giờ cậy quyền cậy thế.
    Cụ rất phóng khoáng kể cả tự do yêu nước, yêu nước bắng cách nào cũng được miễn là có lợi cho dân nước.  Nên các em cụ có người theo cụ Phan Bội Châu, có người theo cụ Nguyễn Hải Thần,  và sau này có người thích hành động thì theo VN Quốc Dân Đảng.  Nhưng cụ vẫn theo đường lối của cụ.
    Đời sống khép kín cúa cụ như một con ốc, ngay các con cụ cũng không biết rõ về cụ,  Tiểu sử cụ cũng do sự truyền khẩu của người dân và những người hầu luôn bên cạnh cụ truyền lại.  Những chuyện giúp anh em, cụ coi là một bổn phận làm em, bổn phận làm anh phải làm. Cụ rất kín đáo không để ai biết ngay cả gia-đình của người anh hay em được giúp cũng không biêt, chỉ những người được sai đi làm sự giúp ây mới biết mà thôi.  Cụ kính anh cụ như kính cha mẹ và các em cũng kính cụ như vậy.  Anh em cụ vẫn coi "bề trên là tối thượng".  Nhưng các con cháu sau này không còn cung cách ấy vì lai những nếp sống của nhà vợ hay nhà chồng.
    Cụ chết đi mang theo rất nhiều bí ẩn như có lần cụ nói với cháu đích tôn:  "Có miếng ăn, ta đương nhai trong miệng ta cảm thấy ngon, khi con đến, ta vội vàng lè ra nhường cho con, con có ăn không? "  Người cháu trả lời: "Có thể thứ mà ông khen ngon nhưng con không thấy ngon, thí dụ như ông thích rau nấu nhừ mà con thích ăn rau sống".  Thế là cụ nói qua chuyện khác.
    Có lần cụ nói: "Trong các triều đại giòng họ nhà vua nào anh em cũng tranh nhau đến giết nhau, duy có nhà Lý, khi Vua Lý Thái Tổ băng hà, anh em có sự tranh chấp nhỏ, người bị giết không phải do lệnh của Thái-tử mà do những kẻ "Bảo hoàng hơn vua" giết.  Có duy nhất 1 lần thôi.  Nhà Lý nhường ngôi cho nhà Trân chứ không phải nhà Trần đoạt ngôi.  Nhà Lý có quan niện rằng: Đất nước là của dân, vua chỉ là người lãnh đạo thôi.  Cuối đời Lý có tình trạng mẹ chồng ghét nàng dâu, nhà vua không được yên lúc nào nên binh bị yếu kém.  Thái Hậu nói là anh em của Hoàng Hậu làm phản, nhà vua mới đầu cũng tin như vậy, nhưng sau xét ra họ rất trung thành.  Sợ Thái hậu giết Hoàng-hậu nên khi ăn cơm bao giờ vua cũng ăn trước nếu có độc thì mình chết chứ không để Hoàng-hậu chết.  Không những thế, nhà vua còn phong quan tước cho anh em Hoàng-Hâu cũng chi cốt bảo vệ vợ thôi.  Sau thấy họ không có ý xấu nên vua gả công-chúa cho con họ và cho phò mã nắm binh quyền. Việc gả bán này thời bấy giờ cũng không hợp với dân mình nhưng Trần Thủ Độ ngụy biện những phong tục của các săc dân lân cận và lý do chọn kẻ trung thành với nhà vua.  Thật ra Thủ Độ có mưu đồ thông dâm với Hoàng-hậu hy vọng buôn ngai vàng như Lã Bât Vi.  Nhưng Hoàng-hậu không thể sinh con trai.  Khi ấy quân Nguyên có ý nhòm ngó nước ta, nên Thủ Độ xui Hoàng-hậu xin vua nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng vì Chiêu Hoàng vẫn được dân coi như Thái-nữ, người chị đi lấy chồng là người nhà chồng không còn là con vua nữa.  Hầu hết quân sĩ là người họ Trần mà Chiêu Hoàng là cháu họ, họ sẽ tận tâm hơn.  Nhà vua nghĩ:  Nhà Lý do nữ nhân lập nên và là thuỷ tổ nhà vua, Chiêu Hoàng cũng là nữ nhân, vả lại nhà Lý vốn trọng nữ, các công chúa vẫn gánh vác việc nước,  trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa để kinh tài cho quốc gia và có khi dự triều, đến khi lấy chồng, về nhà chồng không đem theo hồi môn.  Di tích làng Nghi Tàm đó.  Hai chị em của Chiêu Hoàng cách nhau mươi tuổi, khi Chiêu Hoàng làm vua thi người chị có con đã mấy tuổi rồi.  Khi người chị có bầu con thứ mới bị Thủ Độ cưỡng gả cho Trần Cảnh.  Tràn Liễu không chịu mất người vợ hoàng tộc và Trần Cảnh cũng không muốn chi dâu mình thành vợ mình, nhưng quyền của Thủ Độ rất lớn và là con người thủ đoạn  rất tàn nhẫn nên phải chịu vậy.  Trần Hưng Đạo không trả thù cho cha vì đời vua thứ 2 nhà Trần lại là em ruột cùng cha, cùng mẹ với mình.  Thủ Độ lo xa hơn nên đem cho Trần Liễu người con gái khác và buộc Trần Hưng Đạo gọi bằng mẹ trám chỗ không cho vợ của Trần Liễu trở về, thế chưa hết, sau này còn  ép vua nhà Trần truyền ngôi sớm hơn và lên làm Thái Thượng Hoàng để ngăn ngừa sự tranh chấp.  Phần Thái Hậu cũng không muốn 2 người con ruột cùng cha cùng mẹ của mình là kẻ thù của nhau.
    Nhà Trần bắt họ Lý đổi thành họ Nguyễn, con cháu của Lý Thái Tổ có quan niệm rằng mình vốn không có họ, họ mình mang là họ đi mượn, mình có đổi sang họ nào cũng được cũng chỉ là mượn thôi.
    Deo gió thì gặt bão, Nhà Lê bắt họ Trần đổi thành họ Trịnh, nhưng khi nhà Tây Sơn diệt Trịnh thì họ Trần sợ bị vạ lây mới trở lại họ cũ.   Những người mang họ Lý ta thấy hiện nay là họ Lý bên Tầu qua sau này. 
    Các cung nữ nhà Lý biết chuyện Thủ Độ gian dâm với Hoàng hậu nhưng nhà vua không biết, khi nhà vua bị biệt cư họ mới thấy dã tâm của Thủ Độ,  họ vẫn lén lút săn sóc nhà vua, lúc ấy họ mới cho nhà vua biết: Hoàng Hậu đẹp thì có đẹp nhưng thân hình mảnh mai, vai xuôi, không thể có con sao lại có đến 2 con gái. Tướng của bệ hạ không phải không con.  Trước kia chúng tôi không giám nói, vi sợ khép tội dèm pha, Hoàng Hậu có thể khép tội chết.  Nay chúng tôi lén ra đây cốt giới thiệu một người sở tại để săn sóc Hoàng Thượng thì Thủ Độ không để ý. Người đàn bà có thai phải bỏ làng đi để tránh sự truy nã sau khi lén vuốt mắt cho nhà vua. Khi trẻ  song sinh được sáu bẩy tuổi thì người em theo nhóm bán thuốc-ê sang Cao-Ly sau cũng làm tướng  cũng oanh liệt như cháu.  (Gần phi-trường Hán-Thành có tượng Tướng Công Bạch Mã đó là vị anh hùng nhâ Lý cung như ở VN có tượng Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng vậy.  Thời Đệ Nhất Cộng Hòa,  Tổng Thống Nam-Hàn, Lý Thừa Vãn có hỏi Tổng Thông Ngô Đình Diệm về họ Lý bên VN và tìm giòng họ của Lý Thái Tổ nhưng Ô. Diệm nói:  Họ Lý ở VN hiện nay là họ Lý bên Trung-Hoa mới qua từ cuối đời Hậu Lê.  Ngay họ Lý của thời Tiền Lê khi nhà Trần ép con chắu của Lý Công Uẩn đổi thành họ Nguyễn thì họ Lý thời Tiền Lê cũng bị đổi luôn sau này không ai lấy lại ho họ Lý nữa kể cả họ Lý Thời Tiền Lê và họ Lý Thời Lý và không có vết tích gí của vua các triều Lý như đền thờ cũng bị Trần Thủ Độ phá nên con cháu nhà Lý không có chỗ quy tụ,  dần dần phai nhạt đi không ai còn nhớ là mình họ Lý).
    Người họ Lý không oán trách họ Trần, chỉ oán riêng Thủ Độ tàn nhẫn. 2 giòng họ hình như có nhiều duyên kiếp về thân gia, nên họ Trần vẫn thích kết thân với họ Lý (Khi đã đổi làm họ Nguyễn)
      Nhà Lý không có Tính-phả vì Lý Thái Tổ không muốn con cháu xét về thần thoại sự có mặt của ngài trên thế gian này, cũng vì lý do đó mà ngài đã tu xửa nơi thờ bà mẹ của Phù Đổng Thiên Vương. và sau này các vị vua nối tiếp cũng quan tâm đến những nơi thờ các nữ thần.  (Nhưng bên Cao-Ly có Tính-phả chỉ viết từ triều cuối của nhà Lý thôi).  Bao nhiêu đời rồi, mỗi thế hệ sau chỉ có nửa huyết tố Lý của thế hệ trước , nên các phả chỉ có giá trị về sự đoàn kết không phải vì huyết thống, nhưng tộc phả có sẵn một trật tự không thể tranh chấp như trật tự của các đoàn thể.  Con có thấy giòng tộc mình có nhiều điểm giống các triều Lý không?  Rất đầy dặn trong mọi lãnh vực, gắn bó và hy-sinh, con gái cũng như con trai, không ai nghĩ đến danh và lợi riêng, con gái cần cù và thực tế hơn nên cũng được đề cao nhiều hơn.
    Nay cháu Đích-tôn của cụ đầu đã bac, khi vắng vẻ cứ ngồi gậm nhấm những kỷ niệm cũ, nhớ lại các mẩu chuyện lơ lửng ấy, mới hiểu là những chuyện lơ lửng ấy chỉ là mở đầu, đợi chắu trưởng thành mới nói, nhưng cụ ra đi trước khi chắu cụ trưởng thành.  Chắu cụ vẫn chưa luận nổi ý giậy bảo của cụ.
    Tại sao cụ không nói với những người đã trưởng thành khác? -Cuộc sống nghiêm khắc và đạo đức nên không ai muốn ngồi lâu trong phòng cụ, kể cả các em cụ trừ ra người em thứ 4 (Cụ Đốc Quý) còn ngồi hơi lâu thôi.  Cụ Quý xử sự thân mật gần gũi và bó thiết với họ hàng.  Các cụ gìa cả rồi nhưng vẫn gọi nhau là anh, và xưng em. có lần cụ nói:  "Em xin phép anh, em đánh cho thằng Biền một trận" Cụ Bát nói:  "Răn giậy con chắu là bổn phận của cha chú,  vậy chú cứ răn giậy ".  Thế là cụ cho gọi cháu lên, băt nằm úp mặt xuống đất rồi mới kể tội:  "Chú nói chắu nhiều lần rằng: bảo đầy tớ coi ngựa cho cẩn thận, đừng để ăn lúa ăn ngô của dân, mình giầu nên coi mấy cây ngô không là gi, nhưng dân nghèo bị phá mấy cây ngô là sự thiệt hại lớn.  Dân không nói nhưng mình phải biết chứ.  Tao mới thấy ngựa nhà mày phá ngô của dân nên tao vội vào đây nói cho mày biết (Trong giòng họ này mà bề trên xưng tao và gọi bề dưới bằng mày là tỏ tình thân mật không dùng sáo ngữ như giòng họ khác) thế là cụ vụt,  roi thứ nhất cho tội không nhớ lời giậy bảo,  roi thứ 2 gửi cho thằng chăn ngựa, chủ nó phải chịu trách nhiệm cho nó, roi thứ 3 gửi cho vợ mày vì tính hống hách.  Làm chồng phải chịu trách nhiệm cho vợ.  (2 chú chắu không lệch nhau bao nhiêu tuổi, đều già cả rồi,  mà chắu vẫn phải nằm úp mặt xuống đất để chịu đòn.  Ôi! cái trật tự thật đẹp và đáng kính, nay gần như không còn nữa! )
    Cụ NGUYỄN-HỮU HIÊN có 4 con trai và 5 con gái là 9 người , theo thư tự:
    - 1/.Ông Nguyễn-Hữu Biền,  một người bay bướm tiêu tiền khóng tiếc tay.  Khi khai thác mỏ than Hồng-Gai trong Điêu Kiện sách (Statut) của ông có mục:  Để tránh những tai nạn sụt hầm và nổ hầm, ông cho bạt núi để lấy than, đào sông cho chalan vào chở than.  Trừ ra trả tiền nhân công,  mua sắm đồ nghề khai thác mỏ và tiền chuyên chở than là vào sổ kê toán do thư-ký làm và đếm hẳn hoi, còn ông toàn lấy tay bốc áng chừng.  Thư ký kế toán  và thủ quỹ có lần trình với ông:  Tuy tiền là của cụ và cậu là con, cậu tiêu bao nhiêu cũng được nhưng cứ viết lệnh xuất ngân mà không viết lý do, chúng tôi  không làm balance  (Cân số) được.  Ông nói xuông một câu:   Thì cứ ghi là tiền giao-tế đi.  Khi khai thác mỏ than ông kết thân với Đỗ-Đình Đạt tức Tư Đạt là con thứ tư của Đô Thống Đỗ Đình Thuật, cả 2 người đều nóng tính như nhau gặp ai làm điều trái mắt là tát liền bất cứ là quan quyền dù là Pháp cũng tát.  Cụ rất buồn vì con cháu lỗ mãng như vậy.  Cụ cho những hành động như vậy là thô-lỗ và hèn vì biết rằng những người ấy không giám chống lại mình mà mình vẫn hiếp đáp họ, không có tư cách kẻ cả.  Trừng phạt như một sự dậy dỗ thi được, nhung đánh người vi nóng dận, vì chạm tự ái hay vì ỷ thế thi không được, cụ không bao giờ tha thứ cho con cháu hiếp đáp kẻ khác.
    Việc khai thác than là ý kiến của cụ Đốc Nguyễn Hữu Quý vì ngày ấy cụ làm Đốc học  nơi ấy, nhưng cháu cụ, thì vì các người đẹp ở Yên-Trì hơn là lợi tức kinh-tế (Con trai Yên-Trì thì xấu nhưng con gái Yên-Tri da trắng như người Pháp và đẹp hơn gái Pháp, trông cô nào cũng như Pháp lai vậy)
`   
    Khi cụ Phan bội Châu bị bắt thì cụ Nguyễn-Hữu Lục  em thứ sáu cụ Nguyễn-hữu Hiên cũng bị  bắt luôn, 2 người là bạn với nhau và 2 người đều bị quản thúc tại nguyên quán vì vậy ông Nguyễn-Hữu Biền phải ra làm lý-trưởng để săn sóc chú mình, nên cụ Nguyễn-Hửu Lục được tự do đi lại Bắc-phần không như cụ Phan.  Công việc khai thác mỏ, cụ Nguyễn-Hữu Hiên trao cho người con thứ 5 là Ô. Nguyễn-Hữu Lộ.   Sau Ô. Nguyễn-Hữu Biền làm chánh tổng  đến khi Pháp thua trận thế chiến thứ 2 không còn áp lực với chú của ông  nên cụ Nguyễn-Hữu Hiên cho phép con nghỉ việc.
    -2/ là bà Nguyễn-Thị Yến lấy chồng là Y-Sỉ Bùi -Văn Thê.
    -3/ là Ô, Nguyễn-Hữu Thiều.   Ông là người rất thông minh, chăm học và rất nguyên tắc. Ông được cụ Nguyễn-Hữu Quý nuôi cho ăn học, ông thi kỳ nào đậu kỳ ấy,  ông là người Việt đầu tiên tốt nghiệp cao học thương mại, trong số nhiều cháu do cụ Nguyễn-Hữu Quý nuôi có mình ông thành tài nên  mỗi khi về thăm cha (mẹ mất sớm)  là thăm chú liền.  Khi tốt nghiệp Đai-học ông làm trưởng phòng kiểm soát lợi tức thu hoạch cho Công-ty Hỏa-Xa Vân-Nam (Một công ty lớn nhất Á-Châu) sau làm Giám-Đốc Công-ty Hỏa-xa Việt-điền.  Cũng noi gương chú mình, ông cũng nuôi nhiều cháu nhưng chẳng ai làm lớn cả.  Ông rất  tốt nhưng không tâm lý. Ông nghĩ rằng ngày xưa mình bằng tuổi các cháu, cái gì mình làm được thì nay các cháu cũng phải làm được.  Thấy các cháu không tháo vát như ý mình thì bực và làm nhục nên đa số bất mãn kể cả chính con của người. Em trai út của ông cũng có lần bỏ nhà ra đi 1 lần. Ông sống rất cẩn thận, rất ngăn nắp,  Trong mấy anh em, ông là người nguyên tắc nhất.  Các nhân viên làm việc dưới quyền một người qúa nguyên tắc cũng khổ.  Một hôm có 1 nhân viên trình ông bản báo-cáo lợi tức thu hoạch của công ty, ông đọc rồi  phê một câu ai đọc cũng phải dợn người: "Consultez vôtre grammaire"  (Xét lại văn-phạm của anh) Trong tứ đổ-tường ông chỉ phạm điêu 2.
    Ông bằng tuổi với Nguyễn Thái Học khi ông đã tốt nghiệp cao học (Haute étude de commerce) thì Nguyễn Thái Học còn ở collège de commerce.

Câu đổi của Nguyễn đình Quân viết kính : Tổ nha Nguyễn hữu Thiều

Người khắp thế gian mấy ai sánh bằng tổThiều
Dòng dõi Long-nha ắt sẽ phát triển rất nhiều

Kỷ niệm hội ngộ toàn nha 31/3/2013

    -4/ là bà Nguyễn-thị Nhung lấy chồng là điền chủ Hưng-Yên sau cũng sạt nghiệp vì đánh bạc chỉ còn dăm mẫu ruộng cho bà con cấy chia rồi 2 ông bà về sinh sống nòi quê cụ, hằng năm vẫn về Hưng-Yên thu lúa.
    -5/ là Ô. Nguyễn-Hữu Lộ thầu khoán, cũng là một người bay bướm, cũng tiêu tiền xả láng như người anh cả trong lúc khai thác mỏ than. Đến năm 1936 vì kinh té khủng khoảng,  than chất thành núi không bán được để trả công khai thác thêm nên  thôi, sau đi thầu đê  vẫn quen  nếp tiêu tiền bằng lối bốc trong khi ham ngủ, mắt vẫn nhắm nghiền, thọc tay vào túi hay ngăn kéo bốc, chẳng cần biết loại tiền gì và bao nhiêu nữa, trong tứ đổ tường ông chi cho khoản  2 rất nhiều còn các khoản khác thì không .  
    -6/ là Ô.  Nguyễn  Hữu Viên,  ông là một thẩm phán rất gương mẫu.  Năm 1932 ông được mời làm Phó Toàn Quyền  ở Nouvel Hébride để quen việc hành chánh trong guồng máy cai trị.  Ông dành ra ít giờ mỗi ngày để giậy những nhân viên Pháp dưới quyền ông học.
    Trước Thế-Chiến 2, ông được mời đi làm Toàn Quyền ở Cayenne  nhưng ông không nhận vì  cụ đã qúa yếu, con cái không muốn xa cụ. Người con út của cụ được mời vì 2 lý do, thứ 1 vì ông ta nhân từ, công bằng và thẳng tính, thứ 2 là muốn được lòng cụ.
    -7/ là bà Nguyen-Thị Nhâm lây chồng bên Ha-Nam tên là Vũ-Đức Hinh, ông là người đạo đức hiếm có và nghiêm chỉnh, rất ghét tứ đổ tường, nên các cháu bay bướm bên vợ rất e-dè khi phải hầu chuyện ông.
    -8/ Bà Nguyễn-Thị Sửu có quan niệm:  Hạnh-phúc không cứ phải lập gia-đinh mới có nên không xuất gía,  bà nuôi hết cháu nọ đến cháu kia, lập gia-đình cho cháu và cho ăn riêng, rồi lại nuôi cháu khác cứ thế mãi.
    -9/ Bà Nguyễn-Thị Trâm lấy ông Nguyễn-Văn Tịch ,   đại điền chủ ở Tiên-Hưng
    Sau thời Pháp là Nhật, người Nhật cũng kiêng nể cụ, và lúc ấy cụ lai che chở cho người Pháp và cho họ tỵ nạn tại khuôn viên của cụ. Cụ mất hơn một năm trước Thế chiến 2 chấm dứt.
    Cụ tho được 71 tuổi(Lấy tuổi giữa của cụ Huyện và cụ Trùm làm tuổi sinh của cụ và trừ năm cụ mất để làm tuổi thọ của cụ). Khi cụ sắp quy tiên, cụ có cho mời anh em và bạn bè đến để xin tha lỗi đã làm buồn lòng anh em nếu có, nhưng mọi người đều nói cụ sống rất cẩn thận, chúng tôi chưa thấy cụ làm buồn lòng ai. Nhiều chục năm trời, các cửa phòng cụ đều đóng kín, không có ánh sáng, trong phòng đều dùng đèn, ngay cả những khi có khách ngoại quốc. Ngày xin lỗi anh em và bạn bè là ngày các cửa đều được mở rộng.
    Sau khi xin lỗi xong, cụ nói về phong tục ma chay là phong tục xấu nên bỏ, say xưa bên cạnh một cái sác chết là một sự mọi rợ, say rồi cười nói oang oang trước cái buồn của đám tang là bất nhân. có người vì a dua làm ma cho cha, mẹ rồi bán nhà cửa ruộng vườn đi tha phương cầu thực, làm như vậy có đúng không? Những gia-đình trước kia giầu có, nay sa sút vì mặc cảm nên cố làm ma, không gíam bỏ nếp sống, sợ thiên hạ đàm tiếu.Cụ nói: Tôi không phải người nghèo, làm ma không đáng là gì, nhưng tôi không muốn duy trì một tập qúan mà tôi xét thấy không nên tồn tại. Nếu sau khi tôi mất, càc con tôi không vâng lời mà cứ làm ma cho tôi , thì xin bạn bè và anh em bảo cho chúng biết như thế là bất hiếu. Tôi bằng lòng để cho mời ăn uống và ở lai cho những người xa đây trên 40 km đến viếng sác tôi, được nghỉ lại nhưng phải ăn nghỉ xa chỗ tôi nằm là trên 500m.
    Khi nói xong, cụ quay sang người cháu đích-tôn mà nói:  "Con đặt ông nằm xuống".    Người cháu quay sang cụ ôm sát cụ vào ngực tay phải ôm lưng tay trái đỡ dầu đặt cụ nằm xuống thế là cụ đi.  Không một tiếng nấc, không một hơi thở hắt ra, không một dáng đau đớn.  Mọi người tưởng cụ mệt nên nhắm mắt lại để nghỉ nên không ai khóc, tất cả mọi người chờ đợi cụ dối dăng tiếp nhưng cụ đã đi rồi.  Mọi người lấy làm lạ:  Khi cụ nói truyện, cụ vẫn ngồi ngay ngắn không phải tựa vào đâu mà sao đi lẹ vậy.   Bốn chục năm sau khi y khoa đã tân tiến, mọi người đồ chừng cụ dau tim nên mới đi lẹ vậy.  Nhưng không phải.  Cụ không có dáng nào dau đớn của ngươi dau tim.  Cũng có người đồ chừng cụ bị đứt mạch mắu.  Cũng không phải, vì cụ không tự nằm xuống, không phải xử dụng bắp thịt,  cụ nằm xuống do người cháu ôm sát  cụ vào ngực rồi từ từ cúi xuống, lối đặt người bịnh nằm,  người cháu này rất thành thạo do một cô y-tá người Pháp hướng dẫn.  Hình như những người bằng lòng với cuộc sống của mình thì ra đi nhẹ nhành như vậy.  Chắc con cả của cụ cũng vậy.  Ông đang khuyên bảo các cháu đến thâm, khuyên các cháu thương yêu họ hàng và giúp đỡ lẫn nhau.  Khi các cháu ra về thi vẫn thấy chú mình khỏe mạnh còn tự mình năm xuống được. khi nói chuyện còn ngồi ngay ngắn vững vàng thế mà 1 giờ sau nghe tin chú đi rồi, anh Đạo vẫn không tin.  Chắt của cụ cũng vậy,  đưa trẻ nói với cha nó:  Con đợi ba maĩ ba không về, ba tiêm thuốc cho con không con chết mất.  Khi tiêm thuốc xong nó nói: Con ngồi chơi với ba một lúc.  Đến khi nó nói:  "Ba đặt con nằm xuống không con ngã mất".  Thế là cháu đi như một gấc ngủ không có dấu hiệu đau đớn.   Hình như người sắp chết có chờ đợi một cái gì, khi cái mà họ chờ đợi đã được thoả mãn thì ung dung ra đi như cụ Bát chờ đơi xin lỗi anh em.  Ô. Biền chờ đợi dối dăng con chắu thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau,  cháu Nicôla chờ gặp cha nó,  khi sự chờ đó được thỏa mãn thì họ ra đi ung dung.  Như cháu Nicôla chờ cha nó cả tháng, cháu ra đi như một giấc ngủ,  cháu mới 3 tuổi, mắu bịnh kiết lỵ (Bịnh này giết nhiều người Pháp khi tới Á-Châu) cháu không có dấu tich dau tim,  cháu còn nhỏ và không mập không thể nào đứt mạch máu với cơ thể như vậy.
    Đám ma của cụ rất lớn, con cháu đều quần áo và khăn bằng vải fine chứ không mặc áo sô, thắt lưng giây chuốt, và đội vành rơm. Con trai, con gái đều mặc áo thụng 2 lần, áo trắng ở trong và áo đen ở ngoài, các cháu thì mặc áo chẽn tay, duy có cháu đích tôn mặc như con. 2 cổng bọc bằng lụa đen, nhà thờ bọc kín bằng vải đen, những Chapel là những nơi làm lễ dọc đường và là những chặng nghỉ của linh cữu đều bằng Tissor soie, huyệt sâu và rộng, trên huyệt là một nhà mái cong lớn để che nằng mưa cho con cháu mỗi khi viếng mộ và ở đấy cũng có bàn thờ để làm lễ mỗi chiều. Ai cũng khen đám tang to, và ai cũng chê nhà giầu có như thế mà không làm nổi ma cho bố, nhưng khi Thế chiến 2 chấm dứt thì họ lại nói: Cụ xứng đáng là người lãnh đạo, bao giờ cũng đi trước mọi người. Cụ chỉ mong con cháu giữ nếp sống công bằng và lương thiện cũng như cụ thứ tư đều mong con cháu nhớ mình là người Tam Tỉnh với cái ý Ngô nhật tam tỉnh ngô thân (Ngày của ta có nghĩa là xuốt đời, sống ngày nào phải chu tất ngày ấy, phải xét minh 3 lần) và tự hào rằng minh là người của Tam-tỉnh.
               
Các chú Bính, Loan, Lân, Bang thân mến
    Tôi bị ngộ độc bột ngọt, nên viết không được, lời lẽ lủng củng, và sai cả chính tả nữa,  bột ngọt làm chết một số lớn tế bào não của trí nhớ, đến nỗi làm tính trừ rất giản dị mà cũng không làm được.  Dánh máy cũng phải tìm từng chữ trên clavier (Keyboard), và 1 giờ chỉ đánh nổi 15 giòng thôi,  vậy nhờ các chú đọc giùm và xửa cho xuôi tai, rồi đưa cho tôi chữa lại trong máy, rồi in lại gửi về VN cho bà Sửu, bà Tịch, ông Hào, ông Thạnh, ông Tỉnh v.v. để sác nhận vì các ông lớn tuổi có thể biết sơ về cụ Bát, sau gửi chú Chuyển để đua ông Quyền xếp vào Phả-Sử.
                   Thường những họa-si vẽ chân dung cha mẹ không giống, vì họ tô điểm những nét đẹp không thật và bỏ đi những nét xấu không đẹp mà cha mẹ có, như vậy tấm chân dung không ai nhận là giống cha mẹ họ, như vậy là bức chân dung không phải là chân dung cha mẹ.  Tôi đã thoát khỏi điều đó vì được nuôi dưỡng trong môi trường trọng sự thật khuyến khích nói thẳng và nói thật đến nỗi tôi bị chê là không tế nhị.  Từ 2 tuổi đến 7 tuổi tôi sống trong phòng ông nội, tôi không học được nhiều nơi cụ ngoài ra sự câm nín, công bằng, thật thà, xòng phẳng và giữ lời hứa dù có phải bán mạng mình để thanh toán lời hứa cũng bán.  Ông nội không cho xưng con chắu vói ai ngoài cha chú trong họ.  Đối ngoại phải đặt địa vị ngang hàng, nên tôi hống hách lắm, gặp những Thượng thư gìa cung chỉ cụ lớn vói tôi không bao giờ xưng con.  Các vị quan trẻ gặp tôi ngoài đường không biết tôi mà nói sách mé là tôi mắng liền, mẹ tôi thấy vậy thì trách tôi hách, nhưng ông nội không nói gì.  Từ 7 tuổi đến 12 tôi sống với chú thứ tư và các bạn của chú tư, các vị này thanh niên tính nên rất thích sự ngay thẳng nên họ khyến khích rất nhiều nên anh em tôi (Nguyễn Hữu Vận và Bùi Trọng Cảo) được thưởng Ciné luôn, mỗi khi có hành động xấu mà nói thật không những không phải phạt mà còn thưởng tiền đi xem chiếu bóng nữa.  Chú thường nói với chúng tôi: "Không thật thà có nghĩa là gian dối, mà còn hèn nữa, nghèo không ai chê nhưng hèn thi không được.  Phải hiên ngang nói sự thật sau bỏ được các hành động xấu, chắu sẽ không phải sợ hãi ai. Không ai làm gì được cháu.  Tư 12 trở đi tôi sống với chu thứ hai.  Ông rất tốt, nhưng rất nguyên tắc, các cháu không hiểu được lòng tốt cuả ông.  Khi các cháu đến tuổi bất hoặc mới hiểu ý tốt của ông thì muộn quá rồi, chờ đợi được có dịp trả ơn  thì đất nước phân chia gần 20 năm, khi Nam Bắc thông thương thì cháu đã vượt sang bờ phía Đông Thái-Bình Dương. Ông ỷ y rằng ông sống cho con chắu, vì tương lai của con cháu nên ông cứ làm theo ý nghĩ của ông, còn con cháu nghĩ sao thì nghĩ, lòng tốt của ông không chứa điều xấu là được rồi.  Ngày tôi về vào lúc thím tôi đang bịnh nặng ít lâu sau thì thím tôi qua đời, tôi xin nghỉ học 1 tuần để coi nhà vì tất cả mọi người phải đưa thím tôi về Thái-Bình, mình tôi ở lại coi nhà.  Nhưng chú tôi không tin tôi coi nhà nghiêm chỉnh nên giao cho tôi dịch tập Métrise de soi même của Bác-Sĩ Coué hẹn tôi dịch trong 1 tuần phải xong.  Khi chú tôi về Hanoi, tôi trình ông bản dịch, ông không xem.  Lúc đó tôi mới hiểu là ông sợ tôi bỏ nhà đi chơi, không coi nhà.  Tôi buồn lắm, buồn về sự không gây được lòng tin trong chú mình.  Sau đó nhưng chiều thứ 3,5,7 (Nhà trường theo tuần lễ Anh-Cát-Lợi cư học 3 buổi nghỉ 1 buổi - Semaine Anglaise) ông cứ sai tuỳ phái về nhà khi thì lấy cravatte, khi thì lấy mouchoir để xem tôi có nhà không.  Một hôm  chú tôi sai tuỳ-phái về lấy cái đón gót giầy tôi mới bảo tùy-phái:  Hôm nay chú tôi sai đi mua khóa để thay khoá cổng sau,  chú tôi bảo ông (Hanoi nói với người trên 18 đều phải gọi băng ông) về đây xem tôi đã đi chưa vậy thôi, vậy ông vào sở nói với chú tôi là không gặp tôi.  Lần thứ 2, tôi lại vê Hanoi sống với chu 2 tôi để học ngành Zoologie ngày đó có chú Quyến là chú thì không kể, nhưng hàng cháu thì có tôi và Bùi Mạnh Khoáng,  Khoáng thì học Lycée Thăng Long gần hơn, tôi thì học mãi tận Bạch Mai, học thứ 2, thứ 4, thứ 6 còn sáng thứ 3 khảo sát và thực tập tại Station Zootechnique đằng sau bịnh viện Bạch Mai, sáng thứ 5 phải thực tập và khảo sát tại Clinic Vétérinaire mãi dưới Ô Đống Mác, Sáng thứ 7 phải khảo sát và khám thịt tại Phà-Đen chiều các buổi thực tập thì nghỉ nhưng thực tập đến 12 giờ mới ra khỏi Laboratoire đạp xe từ các phòng thí nghiệm ây về đến nhà, trừ sáng thứ 7 phải đi từ 5 giờ sáng còn sáng nào cũng ăn sáng chung cả nhà, lúc ấy chú tôi nói trống không, hôm nay phải làm cái ấy cái nọ, tất cả mọi người lam thinh, không lẽ tôi là cháu tôi không đành coi lời nói cúa chú tôi ngoài tai như nói trong sa-mạc, tôi phải vâng, tôi đâu có nhiều thi giơ rảnh hơn Khoáng?  Tôi phải làm thục mạng thế mà không hết việc.  Khi không hoàn tất là tôi bị la vì tôi vâng có nghĩa là nhận việc. Chú tôi chỉ nhè tôi mà bổ.  Ngày nào cũng vậy. sáng ra chú tôi giao việc trống không, không lẽ tôi để lời chú tôi ế, bỏ ngoài tai, mà vâng là nhận vất vả vào mình nhưng chú tôi không bao giờ hiểu cho tôi.  Tuy sinh trưởng ở Hanoi mà tôi không biết Hanoi, khi di cư vào Nam, người ta hỏi tôi chỗ nọ chỗ kia ở Hanoi, tôi không biết gì cả như người trước khi di-cư ghé qua Hanoi để tìm phương tiệm mâ thôi.  Dù sao tôi vẫn cảm ơn chú tôi,  tôi đã dược phê điểm: "Exelent dans tous les domain" nhờ làm việc nhiều, nên biết nhiều, tôi được kính nể trước đám đông Tiến-Sĩ khi nói đến lối chữa bịnh cua Ô Coué vâ khi nói về sugestion và autosugestion, khi biết ón thì đã 40 tuổi rồi.  Đời tôi không có tuổi trẻ. Khi học Zoologie thường gặp các cô gái làng Tám mà không giám ngó.
           
    Đây là nguyên văn cuả ông Nguyễn Hữu Liên ,cháu đích tôn của cụ Bát . Tôi là phận đàn em không giám sửa câu nào .Gửi về xin ý kiến của các bậc bề trên .Các bậc trưởng thượng sửa xong ,xin gửi lại tôi 1 bản dể  tu chính ,và in lại.Xin cảm ơn
   
    Nguyễn hữu Loan
                                   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ý kiến phản hồi : Trong ô "Chọn hồ sơ" , xin chọn "Ẩn danh"nếu có gmail thì chọn "Google"